CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ CAO DELTA VIỆT NAM
Logo
Telecom

Tính cấp thiết chống ăn mòn trong quân sự

Ăn mòn kim loại từ lâu đã là vấn đề mang tính cấp thiết cần được xử lý, nó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các lĩnh vực ngành công nghiệp nặng và nhẹ, đặc biệt sự ăn mòn kim loại gây thiệt hại nặng nhất đến lĩnh vực hàng hải, hàng không và quân đội. Điểm chung của các lĩnh vực này đều sở hữu những thiết bị máy móc, thiết bị, công trình lớn hoạt động trong các môi trường khắc nghiệt. Sự ăn mòn nếu không được ngăn chặn thì nó sẽ tiếp tục tới khi phá hỏng hoàn toàn vật, không có khả năng sửa chữa lúc đó chi phí bỏ ra để thay thế vật tư, thiết bị là một con số khổng lồ.

 
Theo thống kê, ăn mòn kim loại gây tổn thất cho nền kinh tế Hoa Kỳ khoảng 300 tỷ đô mỗi năm. Khoảng 30% chi phí này có thể cắt giảm nếu áp dụng phương pháp chống ăn mòn phù hợp. Chỉ riêng USAF (Không Quân Hoa Kỳ) đã chi 1,5 tỷ đô la hàng năm cho các phương tiện bị ảnh hưởng bởi ăn mòn và chi phí liên quan đến ăn mòn tổng thể cho các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ là 20 tỷ đô la mỗi năm theo báo cáo gần đây nhất của Văn phòng Phòng chống và Kiểm soát Ăn mòn Không quân (AFCPCO). Theo Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện, khoảng 7 tỷ đô la trong số đó có thể ngăn ngừa được rỉ sét, điều này cho thấy nhu cầu chưa được đáp ứng về một giải pháp giảm thiểu ăn mòn. Bất chấp chi phí lớn liên quan đến ăn mòn, nó là một mối đe dọa thường bị bỏ qua và không nhận được sự chú ý như một sự suy kiệt tài chính nghiêm trọng. Thống kê sau đây sẽ giúp đưa ra mức độ nghiêm trọng của các chi phí liên quan đến ăn mòn vào bối cảnh. Từ năm 1980 đến năm 2002, Hoa Kỳ đã chịu thiệt hại hơn 380 tỷ đô la do hậu quả của các thảm họa thiên nhiên. Trong cùng khoảng thời gian đó, chi phí trực tiếp cho việc khắc phục các trang thiết bị bị ăn mòn kim loại ở Hoa Kỳ là hơn 6.000 tỷ đô la. Từ năm 2017 đến năm 2020, việc bảo trì chống ăn mòn do những người bảo trì phi đội thực hiện trên máy bay F/A-18C-G đã tiêu tốn của Hải quân Hoa Kỳ hơn 2 tỷ đô la. Điều đó không bao gồm các chi phí phát sinh để xử lý sự ăn mòn trong nhiều máy bay và tàu khác đang phục vụ của Hải quân.
Ăn mòn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của một đội máy bay. Gần đây, 2.450 máy bay trực thăng của Quân đội Hoa Kỳ đã được phát hiện là không sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ do các lỗi liên quan đến ăn mòn, và các máy bay F-14 và F-18 của Hải quân đã gặp phải một loạt hỏng hóc về thiết bị hạ cánh do thanh chống bị ăn mòn. 
 Mặc dù chắc chắn ăn mòn là yếu tố gây ra nhiều hư hỏng kết cấu, nhưng những hư hỏng kết cấu đó bề ngoài thường không liên quan đến ăn mòn. Nó không giống như thể toàn bộ cánh của một chiếc máy bay sẽ bị gỉ. Tuy nhiên, tính toàn vẹn cấu trúc của toàn bộ cánh có thể bị tổn hại do kết quả của các điểm tập trung ứng suất gây ra ăn mòn. Các điểm tập trung này có thể dẫn đến các vết nứt khi muối, bụi và các vật liệu ăn mòn khác làm giảm độ dày và tính toàn vẹn cấu trúc của các bộ phận máy bay. Tác hại trực tiếp hơn do ăn mòn gây ra có thể được nhìn thấy trong sự xói mòn của các đầu nối điện và ăng ten. Những thành phần này có tầm quan trọng hàng đầu đối với chức năng riêng biệt của một chiếc máy bay.
Mặt khác, các chốt được sử dụng trong máy bay thường bao gồm thép và các hợp kim không phải nhôm khác, khung máy bay cũng có thể bị xuống cấp do ăn mòn điện hóa, xảy ra khi hai kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau thúc đẩy quá trình ăn mòn khi có mặt chất điện phân
Bên cạnh đó, hệ thống radar truyền phát tín hiệu trên máy bay bao gồm nhiều linh kiện điện – điện tử phức tạp cần có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn để đạt hiệu quả vận hành tối ưu.
Những dẫn chứng cụ thể về thiệt hại của ăn mòn kim loại đã cho thấy rằng trên các thiết bị, phương tiện quân sự chỉ cần xảy ra một lỗi hỏng hóc rất nhỏ do ăn mòn gây ra hoàn toàn có thể làm nhiễu, giảm hiệu quả làm việc của thiết bị, hỏng hóc toàn bộ hệ thống hoặc gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Tương tự ngành Phòng không – Không quân, ngành Hải quân cũng bị tác động gây thiệt hại rất lớn do sự ăn mòn gây ra. Nguyên nhân chủ yếu là do các trang thiết bị hoạt động trên môi trường biển. Nước biển là một chất điện ly trung tính. Sự hiện diện của một lượng lớn muối hòa tan NaCl làm cho nước biển trở thành chất dẫn gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ ăn mòn và khả năng chống ăn mòn của kim loại gần biển và trong nước biển. Ăn mòn kim loại trong nước biển xảy ra theo cơ chế điện hoá học, chủ yếu là sự khử phân cực oxy, kết hợp với hàm lượng clorua rất cao, gây xâm thực mạnh, ảnh hưởng lớn đến bề mặt các ống, thiết bị bằng kim loại. Ngoài ra, các sinh vật biển đeo bám cũng làm gia tăng quá trình ăn mòn và phá huỷ vật liệu.
Đối với môi trường nước ngọt: Quá trình ăn mòn trong môi trường nước ngọt phụ thuộc vào lượng oxy hòa tan, hàm lượng muối khoáng, độ pH, tốc độ dòng chảy, nhiệt độ của nước và điều kiện sử dụng (có tạo pin ăn mòn galvanic không, cấu trúc của kết cấu có tạo ăn mòn cục bộ…). Các nguồn nước sử dụng đều có chứa một hàm lượng muối, silicat, tạp chất rắn nằm lơ lửng, O2, CO2, H2S, NH3 hòa tan và nhiều chất hòa tan khác. Oxy được coi là tạp chất có hại, làm phá hủy hệ thống ngưng tụ, do đó cần khử triệt để. Muốn làm được điều này, cần kết hợp rất nhiều phương pháp, khá phức tạp.
Hình 3. Tàu trinh sát USS Pueblo (AGER-2) tại cảng Triều Tiên năm 2012. Sau 44 năm không sửa chữa đã ảnh hưởng xấu đến cấu trúc. Sau đó, con tàu đã được sửa chữa và gửi đến bảo tàng. (Usspueblo.org)
Hình 4. Phần dưới nước của tàu USS Makin Island (LHD-8) sau 1 thời gian đưa vào hoạt động (Hải quân Hoa Kỳ).
Quá trình ăn mòn trên xe quân sự về lâu dài sẽ gây suy thoái độ bền vật liệu, giảm độ an toàn xe, gây ra các bất ổn về hệ thống điện - điện tử (động cơ hay báo lỗi). Khi đã xảy ra ăn mòn trên xe (dù là điểm nhỏ) thì vết oxi hóa sẽ dần lan rộng ra các khu vực khung xe cũng như hệ thống điện - điện tử. Sự ăn mòn trong các bộ phận điện tử làm tăng khả năng hỏng hóc, gây chập cháy khi phương tiện đang trong quá trình hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến khả năng chiến đấu, tài sản, tính mạng con người. Do vậy, các hệ thống điện – điện tử phải được bảo quản, bảo vệ thường xuyên để không làm giảm độ chính xác, khả năng hoạt động, xảy ra các lỗi cháy chập của thiết bị.
Đặc biệt gầm xe ô tô là bộ phận thấp nhất của xe, tiếp xúc trực tiếp với nhiều tác nhân gây mài mòn vật lý như đất cát, sỏi đá, nhựa đường, nước (đối với vùng bị ngập) tạo ra những lỗ trống ăn mòn … Điều này có thể không ảnh hưởng quá đáng kể đối với các phương tiện mới sản xuất tuy nhiên sau vài năm hoạt động, điều ná sẽ góp phần làm nguyên nhân dẫn đến gầm xe trở nên nhanh xuống cấp. Đặc biệt đối với các phương tiện chuyên dụng cho quân đội, tuổi thọ của chúng và tính sẵn sàng chiến đấu là một yếu tố đáng quan tâm. Vì vậy cần có những biện pháp bảo vệ cho hệ thống gầm xe ngăn ngừa hiện tượng xuống cấp, các khớp nối bị rỉ sét, mục dần theo thời gian.
Đi kèm với các phương tiện chiến đấu chuyên dụng không thể thiếu các thiết bị hỗ trợ đặc chủng (thiết bị phát sóng, thiết bị kiểm tra, …). Các thiết bị này được trang bị công nghệ tiên tiến với hệ thống điện tử - cơ khí phức tạp, do đó chỉ cần 1 lỗi hỏng hóc nhỏ sẽ làm ảnh hưởng tới tính chính xác của thiết bị từ đó gây ra nhiều hậu quả khó lường đối với con người và toàn bộ hệ thống máy móc chiến đấu. 
Với điều kiện hoạt động linh hoạt (trong nhà, ngoài trời) cần có biện pháp bảo vệ nghiêm nghặt đối với bề mặt kim loại và hệ thống điện tử để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả trong quá trình vận hành.
Bảo vệ chống ăn mòn trong quân sự thực sự là vấn đề cấp thiết, đặc biệt với môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, đường bờ biển dài như nước ta thì việc bảo quản, lưu trữ các thiết bị, phương tiện phục vụ chiến đấu cũng là mối quan tâm với ngành quân sự nói riêng và Việt Nam nói chung.














 
Liên hệ tư vấn
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua